Hỏi Đáp

Tư sản là gì?

Mục lục bài viết

Tư sản là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,…. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thuật ngữ này, để tìm hiểu khái niệm tư sản, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Tư sản là gì?

Bạn đang xem: tư sản là gì

Tư sản là gì?

Tư sản (hay còn gọi là tư bản) là một thuật ngữ tương đối trừu tượng với nhiều trường nghĩa khác nhau theo quan điểm của các học thuyết khác nhau.

Theo từ điển Tiếng Việt, tư bản là danh từ được dùng để chỉ:

– Giá trị mang lại cho kẻ chiếm hữu nó giá trị thặng dư, có được bằng cách bóc lột lao động làm thuê;

– Người chiếm hữu tư bản, bóc lột lao động làm thuê, trong quan hệ với lao động làm thuê.

Trong kinh tế học cổ điển, tư bản được định nghĩa là nhưng hàng hóa sẵn có để sử dụng làm yếu tố sản xuất. Với vai trò đó, tư bản có thể là tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền, bí quyết,… nhưng không bao gồm đất đai và người lao động.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực tài chính kế toán, tư bản lại được nói đến với vai trò là nguồn lực tài chính.

Xem thêm: 20/4 LÀ CUNG BẠCH DƯƠNG HAY KIM NGƯU

Như vậy, ta thấy rằng, khái niệm tư bản được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì tư bản cũng là một trong số các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản.

XEM THÊM:  Card màn hình onboard là gì? Có chơi được Liên Minh?

Để hiểu rõ hơn khái niệm tư sản là gì? chúng ta cần tìm hiểu thông qua chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản là gì?

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Chủ nghĩa tư bản có các đặc trưng cơ bản như: tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh.

Chủ nghĩa tư bản đã trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đến chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước và đến nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại trong thời đại toàn cầu hóa.

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, chủ nghĩa tư bản cũng mang những đặc trưng cơ bản, biểu hiện thông qua lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Vậy, chủ nghĩa tư bản hiện đại có những thay đổi gì so với các giai đoạn phát triển trước kia, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Tư sản là gì?

Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc trưng cơ bản sau:

– Về lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế;

Tham khảo: Top on-the-job training là gì

– Về quan hệ sản xuất: tích tụ, tập trung sản xuất làm hình thành các công ty có quy mô ngày càng lớn, trở thành những công ty tư bản độc quyền.

XEM THÊM:  SKU là gì? Bật mí 5 công dụng tuyệt vời của SKU sản phẩm

+ Hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân tồn tại dưới hình thức sở hữu tư nhân đã được xã hội hóa, trong đó công ty cổ phần trở thành hình thức tổ chức phổ biến, tuy nhiên các nhà tư bản vẫn là người nắm giữ cổ phần chi phối công ty, tập đoàn.

+ Đối tượng sở hữu: Bên cạnh các đối tượng sở hữu truyền thống như đất đai, tài nguyên, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu,… xuất hiện các đối tượng sở hữu mới như cổ phiếu, trái phiếu, thương hiệu, sở hữu trí tuệ(sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ, kiểu dáng sản phẩm,..),

+ Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất, phân phối thay đổi lớn: Các dây chuyền sản xuất tự động, các máy móc tự động, rô bốt thay thế con người được sử dụng ngày càng nhiều.

– Cơ cấu giai cấp của chủ nghĩa tư bản phong phú:

Bên cạnh lực lượng đông đảo những công nhân truyền thống, những người lao động làm thuê trực tiếp làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lưu thông của các công ty, tập đoàn tư bản, họ được xem là những “công nhân cổ xanh” (trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, họ cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đến một trình độ nhất định, phải được đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu công việc), còn có một bộ phận người lao động làm thuê có trình độ cao, có thu nhập cao, đảm nhận các vị trí lãnh đạo, quản lý, chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau trong guồng máy sản xuất của tư bản, họ được xem là những “công nhân cổ trắng”. Công nhân cổ trắng cùng với tầng lớp công chức, viên chức nhà nước, các luật sư, bác sĩ, giáo sư các trường đại học, các viện nghiên cứu,… trở thành tầng lớp trung lưu của xã hội. Ở các nước tư bản phát triển, tầng lớp trung lưu chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu xã hội, ở giữa hai cực là giai cấp tư sản giàu có và những người lao động có mức sống thấp, những người thất nghiệp có cuộc sống vô cùng khó khăn.

– Nhà nước tư bản có vai trò và ảnh hưởng lớn đến các quan hệ kinh tế và sự phát triển kinh tế, tạo nên cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, thị trường và Xã hội trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội.

– Chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa, tức là các nước tư bản mở rộng thị trường, khai thác ngồn lực từ nước ngoài.

Như vậy, ta thấy rằng tư sản chính là một trong những đặc trung cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Với chính sách toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng thị trường, có nhửng ảnh hưởng nhất định đến các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng tôi mong rằng bài viết tư sản là gì đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Tham khảo: social media executive là gì

XEM THÊM:  3 Tính năng hữu ích khác của Ccleaner mà có thể bạn chưa biết

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button